Top 10 ngôi chùa đẹp và linh thiêng ở Miền Tây

Bên cạnh du lịch sông nước miệt vườn thì vùng đất miền Tây Nam Bộ còn nổi tiếng với du lịch tâm linh. Nơi đây quy tụ hàng trăm ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng. Nếu muốn tìm về một nơi để thư thái tâm hồn hoặc tìm về đức tin thì bạn phải nhất định phải ghé qua nhé! Cùng tìm hiểu top 10 ngôi chùa đẹp và linh thiêng ở miền Tây dưới đây:

Chùa Bà Châu Đốc An Giang

Chùa Bà là một trong những biểu tượng của vùng đất Châu Đốc An Giang. Miếu Bà chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng ứng nghiệm, thu hút hàng triệu lượt khách đến đây mỗi năm. Theo thuyết kể lại, cách đây 200 năm, người dân địa phương đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị và đã lập miếu tôn thờ.

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Bên trong miếu được thiết kế và trang trí mang đậm nét Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son bắt mắt.

Có du khách kể lại rằng, khi họ làm ăn không được suôn sẻ, ông đã cất công từ Đà Nẵng bay vào Nam và viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Sau đó công việc làm ăn của ông phất lên như diều gặp gió. Từ đó hàng năm, ông đều vào Nam trả lễ Miếu Bà Chúa Xứ.

Địa chỉ: dưới chân Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Chuabachaudoc

Chùa Quan Âm Phật Đài Bạc Liêu – Mẹ Nam Hải

Đây là một ngôi chùa cổ Phật giáo thuộc phái Bắc tông mang đậm nét tâm linh tiêu biểu cùng pho tượng Phật Bà Quan Âm. Ngôi chùa được nhiều người tìm đến cầu bình cầu an, nổi bật hơn hàng năm khu vực còn tổ chức một lễ hội thành kính được gọi là Quan Âm Nam Hải.

Hằng năm, chùa tổ chức rất nhiều lễ hội, có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như sau:

  • Lễ hội Quán Âm Nam Hải chính thức vào ngày 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch
  • Lễ vía Quán Thế Âm Mẹ Nam Hải: 19/2 âm lịch (giáng sanh), 19/6 âm lịch (thành đạo), 19/9 âm lịch (xuất gia), lễ Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan,…

Hàng năm, ngôi chùa thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm viếng không kém gì với chùa Chùa Bà Châu Đốc An Giang

Địa chỉ: phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 1
Chùa Quan Âm Phật Đài – Mẹ Nam Hải

Chùa Phật Lớn Núi Cấm An Giang

Chùa Phật Lớn An Giang là một ngôi chùa cổ với lịch sử đã 200 năm. Tương truyền, xưa kia chùa là căn cứ bí mật của nhà cách mạng yêu nước Trương Định. Nơi đây là địa điểm tập trung huấn luyện và chuẩn bị cho nhiều cuộc tập kích đánh phá thực dân Pháp. Cả căn cứ đã sinh hoạt hoàn toàn giống như một ngôi tu viện trong khu chánh điện uy nghiêm để tránh được tai mắt nhà cầm quyền. 

Chùa Phật Lớn nổi tiếng với tượng phật Di Lặc với chiều cao hơn 33m và nặng 600 tấn, được đánh giá là cao nhất Đông Nam Á. Đây được công nhận là bức tượng di lặc lớn nhất theo sách Kỷ lục Việt Nam.

Dù đứng ở bất kỳ vị trí nào trên núi Cấm, bạn cũng đều có thể thấy được tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngự giữa không gian xanh mát của rừng cây vùng Thất Sơn. Đặc biệt hơn là bên trong bức tượng khổng lồ còn có nhiều hang động với các lối đi kỳ bí. Vì vậy, nơi đây thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá.

Địa chỉ: tỉnh Lộ 948 tại Núi Cấm, Xã An Hảo, Huyện Tịnh Biên, An Giang

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 2
Chùa Phật Lớn Núi Cấm An Giang

Chùa Quân âm linh ứng (Phật học 2) Sóc Trăng

Chùa Phật học 2 nổi tiếng ở Sóc Trăng với khuôn viên rộng lớn và nhiều tiểu cảnh đẹp. Trong khuôn viên chùa có rất nhiều công trình và hạng mục lớn nhỏ, từ nhà giữ xe rộng hàng ngàn m2 đến các dãy phòng khách với sức chứa 15 người/phòng. Hơn nữa, phòng còn được trang bị máy lạnh, đủ phục vụ hàng ngàn du khách thập phương đến nghỉ ngơi và lưu trú. Ngoài ra, giữa sân chùa còn có hàng trăm chiếc võng được bố trí dưới những tán cây dịu mát để quý Phật tử và du khách có thể nghỉ trưa thoải mái.

Chùa Phật học 2 có diện tích lên tới 8,5 ha, sở hữu nhiều công trình tôn giáo lớn nhỏ hoành tráng giữa một khuôn viên xanh mát. Khuôn viên chùa có nhiều cây xanh và nhiều không gian dành cho hoạt động tham quan, vui chơi. Kiến trúc của chùa là sự kết hợp của nhiều nét truyền thống và hiện đại để phù hợp với thời nay.

Ở giữa khuôn viên chùa còn có một hồ nước rộng lớn nuôi dưỡng cá chép và cá tra. Đặc biệt hơn, công trình để lại ấn tượng nhất trong lòng du khách chính là thuyền Bát Nhã được xây dựng giữa hồ. Chiếc thuyền rồng không đáy màu vàng chở 8 vị Phật ngự giữa biển trần, cứu giúp chúng sinh. Hình tượng hóa chiếc thuyền đi từ sông mê qua đến bến giác bằng trí tuệ mà con người lĩnh ngộ.

Địa chỉ: tọa lạc tại phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 3
Chùa Phật Học 2 Sóc Trăng

Chùa Âng Trà Vinh

Chùa Âng là một trong những ngôi chùa Khmer cổ lớn và tiêu biểu của vùng đất Trà Vinh. Nhìn từ xa xa, khách du lịch sẽ thấy những kiến trúc hình tháp vươn thẳng lên trời, mang nét đẹp nguy nga, tráng lệ nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.

Cũng theo mô típ truyền thống của dân tộc Khmer, cổng chùa được điêu khắc rất kỳ công, tinh xảo với những tượng chằn, tiên nữ và chim thần. Cổng chùa Âng được trang trí bằng nghệ thuật điêu khắc rất kỳ công, tinh xảo với những tượng chằn, tiên nữ, chim thần theo mô típ truyền thống Khmer.

Với những giá trị vật chất, tinh thần lớn lao đó, Chùa Âng được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1994.

Địa chỉ: khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 4
Chùa Âng Trà Vinh

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Tiền Giang với nét giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Chùa được xây dựng từ tận thế kỉ XIX do vợ chồng ông Bùi Công Đạt – một vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840).

Chùa Vĩnh Tràng nổi bật độc đáo với lối kiến trúc tổng hợp, là sự giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu gồm có kiến trúc Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Những cây cột trụ và dọc hành lang phía bên tay trái chùa sẽ làm cho bạn có cảm giác lạc vào khung cảnh ở Châu Âu.

Ở phần phía trước bên ngoài chánh điện, bạn sẽ bắt gặp những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng hay vòm cửa theo kiểu La Mã. Đó chính là bông sắt của Pháp, kia là gạch men của Nhật Bản. Bạn cũng sẽ thấy những nét quen thuộc là chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích.

Năm 1984, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận ngôi chùa Tiền Giang này là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Địa chỉ: Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

 

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 5
Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán thật sự là một trong những ngôi chùa Khmer mang kiến trúc đẹp và kì vĩ trong số những ngôi chùa ở miền Tây Nam Bộ. Có thể đây không phải là ngôi cổ tự lâu đời nhất, cũng chưa phải là chùa lớn nhất nhưng với vẻ đẹp tráng lệ và quy mô, ngôi chùa này luôn là điểm đến được yêu thích bậc nhất Bạc Liêu.

Chùa Khmer khác biệt với những ngôi chùa bình thường khác chính là sự tinh tế, tỉ mỉ trong kiến trúc từng vách nhà, mái nhà và trụ cột. Nếu bạn đi vào sâu khuôn viên bên trong và nhìn ngắm kĩ thì mới có thể cảm nhận được toàn bộ vẻ đẹp của ngôi chùa.

Chùa Xiêm Cán là một tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục như: tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường… Các kiến trúc này thể hiện rõ phong cách Angkor Khmer truyền thống và đều quay về một hướng, đó là hướng Đông. Ngay từ đằng xa, hình ảnh chùa đã hiện ra trong mắt bạn với màu vàng nổi bật. Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên là có rất nhiều cây xanh cao to che bóng được trồng ngay hàng thẳng lối.

Địa chỉ: Đường Huyện 31, ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

 

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 6
Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Thiền viện Trúc Lâm Cần Thơ

Thiền viện Trúc Lâm phương Nam Cần Thơ nổi bật với phong cách kiến trúc thuần Việt thời Lý Trần. Hình tượng rồng phượng uốn lượn ở các cột chống đỡ và các câu đối tô son thếp vàng là những hình tượng mãnh mẽ trong phong cách cách kiến trúc Phật giáo thời Lý Trần.

Điều du khách cảm thấy ấn tượng đầu tiên với ngôi chùa chính là khuôn viên vô cùng rộng rãi. Chùa gồm nhiều hạng mục lớn bao gồm: cổng tam quan, chính điện, tháp chuông, tháp trống, hậu điện. Các kiến trúc đều có mái ngói màu nâu đỏ và phần nền được làm bằng đá khối.

Bạn sẽ bị choáng ngợp khi bước vào chính điện bởi các khối tượng khổng lồ nhưng đầy uy nghiêm. Riêng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng, nặng 3,5 tấn và đại hồng chung nặng 1,5 tấn. Tượng Bồ Tát và các vị tổ sư được tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm. Sàn lót gạch màu đỏ, tất cả 44 cột gỗ đều được đặt trang trọng trên những tấm tán bằng đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu.

Địa chỉ: xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thuộc thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 15km

 

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 7 1
Thiền viện Trúc Lâm Cần Thơ

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi ở Vĩnh Long nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính được ví như cổ trấn thu nhỏ ở miền Tây Nam Bộ. Chùa được xây dựng năm 1970 và là một trong những ngôi chùa linh thiêng và lớn nhất của Vĩnh Long.

Các hạng mục quan trọng trong chùa gồm có ổng Tam Quan, Chánh Điện, Đài Đức Quán Thế Âm Lộ Thiên, Bảo Tháp, Giảng Đường, Trai Đường, Bảo Tàng, Thư Viện. Toàn bộ chùa trông như một thị trấn cổ thu nhỏ với lối kiến trúc nghệ thuật đậm tính tâm linh truyền thống Việt Nam.

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi còn có bảo tháp với chiều cao lên tới 45m là điều làm nhiều bạn cảm thấy thích thú khi tới đây. Kiến trúc độc đáo cùng độ cao “khủng” nhất định sẽ khiến bạn phải trầm trồ khi chứng kiến tận mắt.

Địa chỉ: 287A, QL 80, ấp Vĩnh Hòa, xã Tân Ngãi, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long (dưới chân cầu Mỹ Thuận).

 

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 8 1
Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 8 1

Chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa Dơi ở Sóc Trăng đã có lịch sử tận 440 năm, khởi công xây dựng từ năm 1659. Năm 1999, Chùa Dơi ở Sóc Trăng đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Bên trong chùa là khuôn viên xanh mát rợp bóng cây cổ thụ, không gian mát mẻ, thanh tịnh

Chùa Dơi Sóc Trăng mang đậm dấu ấn của người Khmer cổ và là nơi trú ngụ của loài dơi bí ẩn. Ngôi chùa là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Việt Nam và kiến trúc Campuchia. Toàn bộ ngôi chùa được bao phủ màu vàng cam đặc trưng của Khmer. Các cổng phụ có tượng rắn naga 5 đầu phồng mang trợn mắt canh gác. Các mái chùa được chạm khắc hết mực tinh xảo với biểu tượng rắn naga. Trên mỗi cột đỡ bao quanh chùa đều có gắn một bức tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực như đang đón chào lữ khách

Sở dĩ gọi là chùa Dơi vì ngôi chúa là nơi trú ngụ của hàng vạn con dơi sinh sống từ rất lâu đời. Điều kỳ lạ là những con dơi này chỉ chọn chùa Dơi làm nơi sinh sống dù ở Sóc Trăng vẫn còn rất nhiều ngôi chùa khác có vườn cây rộng lớn, thuận lợi để ở. Chúng treo mình trên cành cây suốt ngày rồi đến 6h tối bay đi kiếm ăn. Chúng sẽ quay trở lại vào 5h sáng hôm sau để treo mình lủng lẳng, nghỉ ngơi trên cành cây.

Bên cạnh dơi thì trong chùa còn có những ngôi mộ của loài heo năm móng. Những con heo này được sư thầy nuôi và khi chết được lập mộ chôn tại đây. Hiện cũng có những khách du lịch thắp nhang cầu khấn tại mộ của heo 5 móng nhằm mong được ban cho những con số “thần tài”, “độc đắc”.

Địa chỉ: Văn Ngọc Chính, khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng

 

Chua Dep Linh Thieng Mien Tay 9
Chùa Dơi Sóc Trăng

Miền đất Tây Nam Bộ nổi tiếng với loại hình du lịch tâm linh bí ẩn nhưng vô cùng thú vị đúng không nào!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *