Kinh nghiệm du lịch Địa đạo Củ Chi từ A đến Z

Củ Chi nổi tiếng bởi tên gọi vùng đất thép với hệ thống địa đạo phòng thủ được xây dựng từ năm từ khoảng thời gian 1946-1948. Nếu bạn chưa tham quan vùng đất anh hùng này thì hãy làm ngay 1 chuyến nhé.

Địa đạo Củ Chi có gì

Địa địa Củ Chi được mệnh danh là thành phố trong lòng đất, trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt, và là một trong sáu công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch Củ Chi. Địa đạo Củ Chi nằm ở Đ. Tỉnh Lộ 15, Phú Hiệp, Củ Chi, cách trung tâm Hồ Chi Minh 70km về phía Tây Bắc.

Khi mới khởi tạo, hệ thống địa đạo được xây dựng trên địa bàn xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An, thuộc huyện Củ Chi. Cái tên “Địa đạo Củ Chi” cũng xuất hiện từ đó. Địa đạo lúc này chỉ có những đoạn ngắn với cấu trúc đơn giản, dùng để làm nơi ẩn nấp cho cán bộ, chiến sĩ, và cất giấu tài liệu bí mật.

Hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m.

Default
Toàn cảnh không gian địa đạo Củ Chi nhìn từ trên cao – Ảnh: QUANG ĐỊNH; nguồn: tuoitre

Giá trị văn hóa của địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Nếu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, chính quyền địa phương và người dân sẽ có trách nhiệm, đồng thuận quan tâm bảo tồn toàn vẹn địa đạo, đồng thời đánh thức suy nghĩ của người Việt về những di sản như thế này.

Địa đạo Củ Chi có gì tham quan?

Bến Được

Bạn sẽ được ngắm cổng Tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng và ngôi đền chính điện độc đáo, đồ sộ. Đặc biệt, bạn sẽ được tự tay thắp những nén hương tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi kiên cường.

Den Tuong Niem Liet Si Ben Duoc
Den Tuong Niem Liet Si Ben Duoc

Giá vé: 20.000VNĐ/ người Việt Nam, 80.000VNĐ/ người nước ngoài.

Hầm địa đạo

Du lịch địa đạo Củ Chi sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua việc khám phá vào bên trong những đường hầm nằm sâu dưới lòng đất. Bạn sẽ được trải nghiệm trực tiếp cảm giác chui hầm mà những chiến sĩ ngày xưa đã từng. Ngoài ra, bạn có thể chiêm ngưỡng những đoạn đường hầm – nơi mà quân và dân ta hoạt động trong thời kỳ chiến tranh. Đoạn đường hầm có chiều dài 120m với 2 tầng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị.

Dia Dao Cu Chi 2
Dia Dao Cu Chi ; nguồn: vnexpress

Bên cạnh đó, tại đây, bạn còn thoải mái được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị địa phương – đây là những món ăn mà người dân thời xưa vẫn ăn dưới hầm địa đạo như: Khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng,…

Khu vực tái hiện chiến tranh

Nếu bạn muốn xem lại toàn bộ cuộc chiến tranh ở địa đạo Chỉ Chi thì hãy đến khu vực này. Với những mô hình sinh động, kèm lời thuyết trình hòa hùng, cuốn hút, toàn bộ cuộc chiến anh dùng đã được dựng lại không thiếu một chi tiết nào.

Bên cạnh đó, ở phía sau hội trường còn có những di tích, danh lam thắng cảnh được phục dựng lại như thật, đảm bảo du khách sẽ bị cuốn hút ngay từ lần đầu tiên như Cố đô Huế, Chùa Một Cột, Cầu Sài Gòn, Long Biên, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Tai Hien Chien Tranh
Tai Hien Chien Tranh

Khu bắn súng

Những du khách khi đến với địa đạo Củ Chi cũng khá thích thú với hoạt động tháo lắp súng, thử tài bắn súng. Bạn sẽ được chỉ dẫn nhiệt tình bởi các nhân viên của khu du lịch này. Thông thường, địa điểm này cũng thu hút rất đông du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Giá mỗi viên đạn là 3.000VNĐ/viên, 1 băng đạn AK có 25 viên, M16 là 20 viên và súng ngắn là 7 viên. Ngoài ra còn có một số loại khác như súng máy M60 40.000VNĐ/viên, Garand 30.000VNĐ/viên, Carbin 25.000VNĐ/viên,…

Khu Vuc Ban Sung Dia Dao Cu Chi
Khu Vuc Ban Sung Dia Dao Cu Chi

Giá vé địa đạo Củ Chi 2021

Giá vé người lớn là: 35.000 đồng / người / lượt.

  • Người khuyết tật, lực lượng vũ trang, trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi, người có công với cách mạng, hộ nghèo được miễn.
  • Trẻ em từ 7 đến 16 tuổi, học sinh và sinh viên được giảm 50% giá vé.

Cách đi đến địa đạo Củ Chi

Di chuyển bằng xe buýt: Bạn đón xe số 13 từ công viên 23/9 đến bến xe Củ Chi. Sau đó, đón tiếp tuyến xe buýt số 79 để tới địa đạo Bến Dược. Còn nếu đi địa đạo Bến Đình, quý khách đón xe số 65 từ công viên 23/9 đến bến xe An Sương, đón tuyến 122 tới ngã tư Tân Quy, sau đón tuyến số 70.

Di chuyển bằng xe máy, xe ô tô: Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đi từ Bến Thành qua đường Cách Mạng tháng 8, sau đó đi tiếp các tuyến đường Trường Chinh, cầu An Sương, quốc lộ 22, Bà Triệu, Trưng Nữ Vương…. Sau đó du khách tiếp tục đi thẳng để chạy thẳng qua thị trấn Hóc Môn, đi qua cầu Sáng chạy theo tỉnh lộ 15, đến cầy Sáng, qua ngã tư Tân Quy, cầu Bến Nẩy, chợ Phú Hòa Đông là đến khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

Các trận đánh ở địa đạo Củ Chi

Trận đánh Sở Đất Thịt
Trận đánh tại Ngã ba Cây Gõ

Địa đạo Củ Chi có mấy tầng?

Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m.

Chiều dài Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng gần 250km

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *