Ẩm thực Trung Hoa – Những món ăn không nên bỏ qua khi đi du lịch Trung Quốc

Dân gian có câu : “Cơm Tàu, vợ Nhật, ở nhà Âu”. Câu ca trên đã cho thấy rõ được sức hấp dẫn của nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa. Trung Quốc không chỉ nổi tiếng khắp thế giới với những món cao lương mĩ vị cầu kì sang trọng mà còn bởi những món ăn truyền thống bình dị, dân dã. Tất cả những điều đó đã tạo nên nét chấm phá độc đáo trong bức tranh ẩm thực đầy mê hoặc của nhân dân Trung Hoa. Dưới đây là một số những món ăn độc đáo mà bạn không nên bỏ qua đi đến Trung Quốc.

Sủi Cảo Trung Quốc

Món ăn trông giống như những đồng tiền cổ này được xem là món ăn đem lại may mắn của người Trung Quốc. Sủi Cảo phần lớn được làm theo hình bán nguyệt, tượng trưng cho sự giàu có và hy vọng về một tương lai tươi sáng. Cách gói bánh cũng rất đơn giản, vỏ bánh hình tròn, sau khi cho nhân vào thì gấp đôi vỏ bánh lại, sau đó dùng ngón tay trỏ của tay phải viền nhẹ nhàng theo đường diềm bánh nguyệt của bánh.

Sui Cao 670x446
Sui Cao 670×446

Diềm bán nguyệt này được gọi là “diềm Phúc”. Với mong muốn vàng bạc đầy nhà, tiền của ở khắp mọi nơi, có người còn kéo hai đầu bán nguyệt của bánh lại liền với nhau để bánh trông như nén bạc.

Bánh Tổ

Cach Lam Banh To Chuan Vi Cho Ngay Tet Co Truyen
Cach Lam Banh To Chuan Vi Cho Ngay Tet Co Truyen

Bánh Tổ tên Trung Quốc là Nian Gao, cách đọc tên bánh này giống với từ luôn phát triển và thịnh vượng. Loại bánh này được làm từ gạo nếp tốt nhất, rất dẻo và thơm. Để tạo độ ngọt và thơm cho bánh người ta sử dụng đường bát đã được loại bỏ hết tạp chất và thắng lên, sau đó cho thêm gừng tươi để tạo nên hương vị đặc trưng. Bánh Tổ là lọa bánh ngọt truyền thống lớn nhất ở Trung Quốc, bánh có độ dẻo và dính tượng trưng cho sự gắn kết bền vững như keo sơn. Bánh được làm và bán quanh năm ở chợ, siêu thị và các nhà hàng, khách sạn lớn. Trong dịp Tết cổ truyền, giống như bánh Chưng ở Việt Nam, trong bữa cơm sum họp của người Trung Quốc không bao giờ thiếu bánh Tổ.

Gà quay ròn bì

Ga Quay Gion Bi
Ga Quay Gion Bi

Để chế biến món ăn đặc sắc này của người Quảng Châu phải thực hiện hai công đoạn. Đầu tiên là chế biến nước nấu. Cho quế, tai vị, đinh hương, tiêu sọ vào nước đun sôi lên rồi cho rượu, kíp chấp, mật ong và một chút muối vào rồi dun nhỏ lửa trong khoảng một tiếng đồng hồ. Gà được làm sạch sẽ để ráo nước và ướp gia vị trong khoảng 20 phút sau đó cho gà vào nồi nước dùng đã được om trong một giờ, đậy nắp lại và đun trong khoảng 10 phút để gà thấm nước dùng. Công đoạn thứ hai là vớt gà đã thấm gia vị ra để ráo nước sau đó mới quay gà trong khoảng 20 phút, rồi lấy gà ra, đổ dầu nóng lên toàn thân gà cho da gà ròn. Gà quay chín ăn kèm với xà lách, cà chua, dưa chuột.

Gà ăn mày

Đây là món gà rất nổi tiếng bởi cái tên rất dân dã nhưng lại là món ăn cung đình của Trung Quốc. Cách chế biến cũng khá đơn giản, gà làm thịt để nguyên cả con nhưng bỏ đi toàn bộ nội tạng của gà. Sau đó gà được rửa bằng rượu gạo, sau đó nhồi vào trong bụng gà hỗn hợp gồm đậu tương, ngũ vị hương, hành lá, gừng và một số lạo thảo mộc đặc trung của Trung Quốc để khử mùi tanh và khiến thịt gà có hương vị rất riêng. Sau đó lấy là sen hoặc lá cọ để bọc gà, tiếp theo đem bọc bên ngoài một lớp bùn được nhào kĩ với muối. Cuối cùng là nướng gà trong lửa.

Cach Lam Chuan Cua Mon Ga An May
Cach Lam Chuan Cua Mon Ga An May

Sở dĩ món ăn này có tên gọi độc đáo như vậy là vì nó được phát hiện ra trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Xưa có một người ăn mày ở Hàng Châu do đói quá nên liều mình bắt trộm con gà của một nhà để ăn. Gã đang nhóm lửa để nướng gà thì đột nhiên nhà vua đi tới gần. Hắn hoảng loạn, lấy bùn bọc gà lại rồi ném vào đống lửa, nhưng không ngờ mùi thơm từ con gà được nướng trong đống lửa bay ra khiến nhà vua không thể cưỡng lại được và muốn ăn thịt gà. Và món gà bọc bùn nướng ngon đến mức nhà vua khăng khăng mang món gà nướng này vào thực đơn trong cung đình và gà ăn mày đã trở thành món ăn nổi tiếng cho đến ngày nay.

Canh cá chép

Ca Chep Nau Mang Chua
Ca Chep Nau Mang Chua

Món canh cá chép này có tên là Sui Zhu. Đây là một món ăn lạ miệng nhưng cách chế biến cũng không cầu kì và là món ăn xuất hiện thường xuyên trong mỗi mâm cơm của gia đình người Hoa. Món canh cá này có hương vị lạ vì nó mang vị cay đặc biệt của ớt hiểm, xuyên tiêu; vị chua giòn của su su, vị thơm ngậy của dầu mè và vị bùi bùi của đậu phụ. Người Hoa còn chế biến món canh này thành nước dùng khi ăn lẩu tạo thành món lẩu 4 vị thơm ngon đến ngỡ ngàng.

Đậu phụ thối

Cach Lam Dau Phu Thoi Chien Gion Cuc Don Gian Chuan Vi Dai Loan
Cach Lam Dau Phu Thoi Chien Gion Cuc Don Gian Chuan Vi Dai Loan

Giống như trái Sầu Riêng ở Việt Nam, đây là món đậu phụ lên men lâu ngày, có mùi thối đặc trưng, khi ăn có vị rất lạ. Đậu phụ thối có thể rán ròn lên tẩm vị cay của ớt nướng hay cari. Để có được món đậu phụ thối ngon đặc trưng thì cũng đòi hỏi một trình độ lên men có kĩ thuật cao cũng như công đoạn chế biến cầu kì đặc biệt. Người ta ủ đậu phụ chung với nước cốt gồm các loại thảo dược, sữa, nấm đen, rau cải trong 6 tháng rồi vớt ra để ngoài không khí từ 6 đến 48 giờ tùy theo tình hình thời tiết. Đối với người Trung Quốc, món đậu phụ thối đạt chuẩn ngon là miếng đậu chuyển sang màu xanh xám, chiên ngập trong dầu ăn kèm với tương ớt và bắp cải muối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *